Home > Tin tức > Những gợi ý hay ho cho mẹ giúp bé 3-4 tuổi không còn biếng ăn

Những gợi ý hay ho cho mẹ giúp bé 3-4 tuổi không còn biếng ăn

(10/10/2019)

Nếu con bạn đang 3 hoặc 4 tuổi và rất biếng ăn thì đừng lo lắng bạn không hề đơn độc. Theo thống kê thì  có 20% các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình. Hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn và biết trẻ 3 – 4 tuổi biếng ăn phải làm sao?

1. Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm

Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói. Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

“Chiến tranh” bên bát ăn thường hay xảy ra nhất khi bé lên 3 hay lên 4 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Bởi trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Đằng quá áp lực bạn càng yêu cầu trẻ càng làm ngược lại. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà vì để không bị đói. Sự biếng ăn của trẻ đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân khác. Hãy nhìn nhận lại và tìm hiểu kĩ xem nguyên nhân có thể vì đâu, ví dụ như: khẩu vị, số lượng thức ăn, số bữa ăn…

2. Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

  • Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.

  • Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành. Bên cạnh đó hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

  • Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác – nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh vừa đủ dinh dưỡng và năng lượng lại vừa khiến trẻ không bị áp lực.

  • Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Đừng lặp đi lặp lại một món ăn nhiều lần liên tiếp cho dù bạn nghĩ món đó rất tốt cho bé, việc ăn đi ăn lại một món sẽ khiến trẻ bị chán dẫn đến trẻ biếng ăn. Mẹ hãy linh động đổi món và nên lên sẵn thực đơn trong một tuần cho bé.

  • Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Việc kích thích thị giác tốt cũng khiến bé tò mò muốn nếm thử xem mùi vị ra sao. Ví dụ: bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…

  • Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó. Thỉnh thoảng bạn hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé nhưng hãy đảm bảo rằng những sở thích ấy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Hoặc ví dụ như trẻ chỉ muốn ăn cơm trong chảo mà không đồng ý ăn ở bát bạn cũng hãy nhượng bộ một chút để bé ăn và sau đó lựa thời gian giải thích cho bé như thế nào là đúng.

  • Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.

Trong trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm bổ sung giúp bé ăn ngon, tăng đề kháng để hỗ trợ con phát triển toàn diện. Trên đây là những gợi ý hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công. Thay vì trách mắng, căng thẳng hãy cố gắng nắm bắt tâm lí con bạn để xử lí sao phù hợp nhất nhé. Bên cạnh đó hãy luôn chú ý đến thành phần dinh dưỡng nếu con bạn biếng ăn cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, vitamin D và kẽm…Chúc bạn thành công trong hành trình lớn khôn cùng con.

CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY HEROKID GOLD CHÍNH HÃNG
ƯU ĐÃI
  • 1 Hộp :450.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn