(03/05/2020)
Ăn dặm gần như là thời điểm lần đầu tiên trong đời bé được tiếp xúc những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý một số điều để trẻ ăn dặm an toàn và hiệu quả.
– Dị ứng thực phẩm là phản ứng gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể đối với thức ăn. Trẻ em có hệ miễn dịch và đường ruột chưa hoàn thiện, do đó nếu trẻ tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì sẽ dễ dàng bị dị ứng.
– Dị ứng thức ăn thường gây nên các dấu hiệu như: ban đỏ, viêm da, mề đay, phù nề ở da hoặc phù niêm mạc miệng; buồn nôn, đau bụng và rối loạn tiêu hóa; ngứa, chảy nước mắt, mũi… Trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn có thể gây tử vong.
– Mỗi con người có các đặc điểm khác nhau, do đó khả năng bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm là rất có thể xảy ra. Nguy cơ sẽ cao hơn nhiều nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm, viêm mũi dị ứng, hen hoặc bệnh chàm (eczema). Các thức ăn thường gây dị ứng là: đậu phộng (lạc), hạt hạnh nhân, hải sản, trứng, sữa… Dị ứng sữa là trường hợp thường gặp nhất. Ngoài ra, các loại trái cây cũng có thể gây dị ứng, điển hình như: việt quất, bí đỏ, cà chua, khoai tây, mù tạt… Các chất phụ gia dùng trong thức ăn như benzoat, salicylate, bột ngọt… cũng có nguy cơ gây dị ứng.
– Để phòng ngừa dị ứng hoặc chữa dị ứng thực phẩm, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định chắc chắn nguyên nhân gây dị ứng. Nếu bé bị kích ứng với thức ăn và xác định được nguyên nhân, bố mẹ phải thay đổi thói quen ăn uống của trẻ, loại trừ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.
Trước khi ăn dặm nguồn thức ăn chính của bé chính là sữa dạng lỏng do đó nghẹn có thể là một mối bận tâm đáng kể khi trẻ bắt đầu được cho ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, bị nghẹn là một phần hoàn toàn bình thường của việc học ăn. Nó hoạt động như một phản xạ an toàn để ngăn trẻ bị nghẹt thở. Dấu hiệu trẻ bị nghẹn khi ăn chính là trẻ mở miệng và đẩy lưỡi về phía trước, khò khè hoặc ho, đỏ mặt. Điều quan trọng là bạn không nên quá hoảng loạn hoặc lo lắng khi bé bị nghẹn.
Tuy nhiên, nghẹt thở lại nghiêm trọng hơn nhiều. Nó xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, có nghĩa là bé không thể thở đúng. Các dấu hiệu bao gồm: da bé dần chuyển sang màu xanh, không nói hay khóc được. Trẻ cũng có thể bắt đầu ho hay gặp trường hợp nghiêm trọng nhất: mất ý thức.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm nguy cơ trẻ bị nghẹt thở khi ăn:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế, nhiều mẹ lại nóng vội và mong con sớm ăn dặm mà đẩy nhanh thời điểm đó lên. Hoặc có mẹ lại lo lắng con chưa thích ứng được các món mới nên trì hoãn chưa để con tập ăn dặm khi 6 tháng. Cả hai xu hướng này đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình ăn dặm của trẻ.
Giai đoạn bé học ăn dặm là giai đoạn bé luyện tập để phát triển các thị giác và khả năng nhai. Nếu bé biếng ăn sẽ tạo một thói quen không tốt trong việc ăn uống sau này. Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, trẻ sẽ chán và sợ ăn.
Nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.
Trẻ thường yêu thích vị ngọt hơn: Bạn nên cố gắng tập thói quen ăn rau trước khi ăn trái cây để hạn chế khả năng bé không thích ăn rau trong tương lai.
Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm: tránh cho bé ăn cùng một loại thực phẩm nhiều lần. Nếu bé không thích một số loại thực phẩm nhất định, bạn hãy thử kết hợp chúng với món ăn mà bé thích cho đến khi trẻ làm quen được.
Đừng ép bé ăn nhiều hơn nhu cầu: trẻ thường dừng ăn khi chúng đã no bụng.
Tạo không khí thư giãn cho bữa ăn: Đừng quá đặt nặng việc trẻ sẽ khiến phòng ăn trở thành bãi chiến trường. Điều này sẽ khuyến khích các bé trải nghiệm các món ăn mới nhiều hơn và tạo nên mối liên hệ tích cực với việc ăn uống.
Cố gắng cho bé ăn cùng với gia đình: Trẻ có xu hướng dễ thích ăn những thực phẩm mà chúng thấy những người xung quanh ăn.
Cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ biếng ăn: chọn sản phẩm thành phần thiên nhiên an toàn chứa chiết xuất thảo mộc Amomum Fruit – dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững.
Cung cấp đầy đủ các loại vitamin: Một số loại vitamin quan trọng đối với bé là A, B1,B6, B12, C, D, PP…và các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt…giúp bé có một thể chất tốt hào hứng khi ăn uống.
Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):
Ăn dặm là một trong những cột mốc vô cùng quan trọng của bé, do đó việc lựa chọn chính xác những món ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí não. Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn để bé ăn dặm an toàn và hiệu quả.
CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ