(06/10/2020)
Bên cạnh yếu tố di truyền, chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào lượng dinh dưỡng mà bé hấp thụ được. Khi trẻ hấp thu dinh dưỡng kém sẽ đồng nghĩa với việc bé rất dễ thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng để phát triển toàn diện dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi. Để giải bài toán đau đầu này hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây mẹ nhé.
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2015, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 24.6% . Đến năm 2016 tỉ lệ vẫn giữ ở mức 24,3% giảm không đáng kể so với 2015, năm 2017 tỉ lệ là 23.8%, đây là một vấn đề đáng lo ngại cho thế hệ tương lai nếu tiếp tục kéo dài.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thấp còi là 30% với tỉ lệ cứ khoảng 5 trẻ dưới 5 tuổi thì 1 trẻ bị thiếu cân thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 17,5%), cứ 3 trẻ thì 1 trẻ bị thấp còi (thiếu hụt chiều cao so với tuổi) thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 29.3%)
Từ tỉ số phần trăm trên ta có thể tính được có khoảng 2.5 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trên tổng số gần 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy, Việt Nam hiện có hơn 1,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và trên 2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, một con số đáng báo động về tình trạng suy dinh dưỡng ở nước ta.
Mặc dù nhiều bé ăn rất nhiều nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng thấp còi việc đầu tiên mẹ nên làm là tìm hiểu nguyên nhân do đâu để có cách giải quyết phù hợp. Nếu nguyên nhân chủ yếu do bé hấp thu chất dinh dưỡng kém thì mẹ hãy thử áp dụng ngay những cách sau:
Áp dụng chế độ ăn uống nhiều chất xơ
Chất xơ được biết đến sở hữu vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, nhất là trẻ nhỏ. không những thế, hầu hết trẻ con hiện tại lại không nhận được đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ mang vai trò tương trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh ruột non sẽ làm việc hiệu quả và hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất. Khi bé được cung cấp 1 chế độ ăn đủ dinh dưỡng thì khả năng hấp thụ được xem là tốt nhất khi thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm : đường, axit béo và glixêrin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước.
Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên bổ sung đủ hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ không chỉ quan trọng với bé mà mẹ cũng nên cung cấp đủ chất xơ cho cả gia đình. Chất xơ hòa tan có vai trò trong việc phòng ngừa và hạn chế bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch ở người lớn. Chất xơ không hòa tan có tác dụng phòng chống các bệnh dạ dày và đường ruột, kích thích co bóp dạ dày và rất tốt cho việc bài tiết ở trẻ nhỏ. Loại chất xơ không tan trong nước gồm cellulo và hemicellulose, có nhiều trong các loại rau như rau cải, rau khoai, rau cải bắp, quả lựu, quả bơ, măng… Loại hòa tan gồm pectin, pentozan và chất nhầy, có nhiều trong vỏ cám của hạt gạo, hạt đại mạch, ngô, hạt lạc, các loại đậu, cùi trắng của quả bưởi, cam, vỏ táo, vỏ nho…
Cho bé ăn đúng giờ và nhai kĩ khi ăn
Việc tiêu thụ của các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ phải luôn được duy trì vào một thời điểm cụ thể nào đó thường xuyên trong ngày. Điều này có thể giữ cho hệ thống tiêu hóa của trẻ ổn định.
Thức ăn trước khi bị phân giải tiêu hóa thì ăn chậm nhai kỹ là một quá trình quan trọng nhất. Nhiều mẹ lo lắng khi bé ăn ngậm, ăn quá lâu, biếng ăn nhưng quên mất rằng nếu trẻ ăn quá nhanh cũng không tốt. Một số bé có xu hướng ăn rất nhanh để có nhiều thời gian chơi. Khi ăn không chậm nhai không kỹ sẽ làm giảm thấp hiệu suất tiêu hóa, gây ra tiêu hóa không tốt và chướng khí ở dạ dày đường ruột trẻ nhỏ dẫn đến kém hấp thụ.
Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Có thể nhiều mẹ sẽ lầm tưởng rằng việc thiếu hụt và kém hấp thụ dinh dưỡng chỉ liên quan đến lượng thực phẩm nạp vào cơ thể trẻ nhỏ mà không biết rằng nước đóng một vai trò rất quan trọng. Nước có tác dụng rất quan trọng đối với việc trao đổi chất cũ mới, tiêu hóa hấp thụ protein và thao tác, vận hành các bộ phận trong cơ thể. Nước trong hệ thống tiêu hóa sẽ giúp hòa tan các chất béo và chất xơ hòa tan, cho phép các chất này thẩm thấu dễ dàng hơn qua thành ruột.
Cung cấp thêm những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa thông qua probiotic
Hệ tiêu hóa là nơi biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Hệ tiêu hóa (đường tiêu hóa) gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn, phối hợp với nhau nhịp nhàng để vận chuyển và phá vỡ thức ăn chúng bằng các enzyme và hormone. Probiotics có thể tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp phân hủy lactose, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí giúp điều trị các hội chứng về ruột. Probiotic có nhiều trong sữa chua.
Cung cấp các vitamin khoáng chất tăng đề kháng
Bé sẽ hấp thu tốt dinh dưỡng khi bé có một sức khỏe tốt và hệ thống đề kháng khỏe mạnh. Ngoài thực phẩm mẹ có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng một số sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng thành phần chứa chiết xuất hồng sâm cùng một số vitamin khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin B, vitamin PP, canxi và vitamin D…
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Ngoài những gợi ý trên thì mẹ cũng không nên tạo cho bé một tâm lí thoải mái, ngủ đủ giấc, cho bé tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe. Không nên cho bé ăn uống thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích. Chúc bé yêu nhà bạn luôn cao lớn khỏe mạnh.
CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ