Home > Tin tức > Dấu hiệu khi trẻ sẵn sàng ăn dặm mẹ nên biết

Dấu hiệu khi trẻ sẵn sàng ăn dặm mẹ nên biết

(12/06/2020)

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Do đó cho bé ăn dặm là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự cẩn trọng cần thiết của mọi bà mẹ. Trong nhiệm vụ này, không chỉ có việc cho con ăn dặm đúng cách mà còn là quan sát thời gian bé sẵn sàng ăn dặm và bên cạnh đó là  nhiều yếu tố liên quan khác mẹ cũng cần nắm rõ.

Ăn dặm và thời gian phù hợp để ăn dặm

Khi chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé. Đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé nhận được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung thêm những thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,… Việc này được gọi là ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

Theo các chuyên gia, thời gian ăn dặm tốt nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi. Mẹ cần tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ lúc này để có tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, khi con lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng tăng, và cần được bổ sung thêm các vitamin cũng như dưỡng chất thiết yếu từ thức ăn khác ngoài nguồn sữa.Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều khuyên cha mẹ nên đợi tới khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm, kể cả dù trẻ sơ sinh đòi ăn sớm khi được 4 hoặc 5 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì:

  • Cho bé ăn dặm sớm khiến bé bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ (bao gồm năng lượng, vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển);
  • Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và hoàn thiện. 6 tháng tuổi là mốc bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn;
  • Các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện việc phối hợp với nhau. Sau 6 tháng tuổi, bé sẽ dễ dàng nuốt thức ăn, giảm nguy cơ bị nghẹn;
  • Sữa mẹ cung cấp cho bé tất cả dưỡng chất cần thiết trong 6 tháng đầu tiên nên trước thời điểm này, cha mẹ không cần phải cho con ăn dặm.

Bé sẽ có thời gian tập ăn dặm, lúc này sữa mẹ vẫn là chính. Thức ăn dặm là phụ, bé cần được cho ăn dặm từ từ đúng theo nhu cầu phát triển.

  • Giai đoạn 5-6 ăn dặm 10 % bú mẹ 90 %,
  • Giai đoạn 7-8 ăn dặm 30 % bú mẹ 70 %
  • Giai đoạn 9-11 ăn dặm 60-70 % bú mẹ từ 40-30 %

Mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều ngay từ lúc bé mới tập ăn dặm thì bụng bé sẽ bị no ( nhất là các trẻ ăn dặm kiểu truyền thống là bột khiến bé khó tiêu và làm đầy bụng trẻ tạo cảm giác no lâu ) và bé không ti mẹ được nữa trong khi dinh dưỡng chính bé cần vẫn từ sữa mẹ, dinh dưỡng không hợp lý bé bị suy dinh dưỡng và không phát triển thể chất đầy đủ, không phải như quan niệm cũ cho ăn dặm càng nhiều càng tốt.

Một số dấu hiệu nhận biết khi bé đến giai đoạn ăn dặm

Ngoài thời điểm cơ bản để nhận biết này, ở trẻ cũng sẽ xuất hiện các dấu hiệu, báo hiệu cho mẹ biết nhu cầu con đã tăng và con đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ăn dặm, những biểu hiện đó cụ thể như sau đây:

  • Bé đang dần trở nên cứng cáp hơn: Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng vì bé chỉ ăn dặm được khi có thể kiểm soát được đầu và cổ. Đặc biệt khi bé có thể ngồi lên ngay nếu được ba mẹ giúp đỡ.
  • Bé đói nhanh hơn: Nếu mẹ quan sát thấy bé thường xuyên đói bụng mặc dù vừa bú xong và có thể nuốt ngay thức ăn mà mẹ cho bé, thì đó là dấu hiệu bé cần thêm nguồn thực phẩm khác giúp bé no lâu hơn.
  • Thường xuyên thức đêm: Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được ăn dặm. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa, để bé không cảm thấy đói và sẽ ngủ ngon giấc hơn.
  • Miệng bé lúc nào cũng nhai chóp chép hoặc mút tay: Mẹ thường phát hiện miệng bé cứ nhai như thể đang ăn một thứ gì đó, hoặc lâu lâu bé lại mút và nhai nhai ngón tay, hay chăm chú theo dõi hành động của gia đình khi đang ăn cơm.
  • Kiểm tra hành động của con: Khi mẹ lấy muỗng chấm vào đồ ăn và đưa đến gần miệng trẻ, nếu há miệng ngay thì chính xác là bé đã muốn được ăn dặm, bởi thông thường trẻ sẽ quay đi chỗ khác hoặc đẩy ra xa nếu ngửi thấy mùi đồ ăn lạ.
  • Đưa mọi thứ bé có lên miệng: Lúc này bé có thể cầm nắm các vật một cách dễ dàng và đưa chúng ngay vào miệng.

Những hành động này rất dễ để mẹ có thể nhận biết được rằng, trẻ đã thực sự muốn ăn dặm hay chưa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng, trong số các dấu hiệu muốn ăn dặm, thực chất cũng có những dấu hiệu xuất hiện từ sớm hơn 6 tháng như trẻ mút tay do con thích khám phá, chứ không hẳn là con đang có nhu cầu ăn dặm; hoặc con chăm chú quan sát mọi người lúc ăn, vì con tò mò về sự chuyển động và những cử động của mọi người, chứ cũng không hẳn là con đang có nhu cầu muốn ăn thêm. Như vậy, các dấu hiệu mẹ nhận biết, cũng cần phải xem xét kỹ các yếu tố liên quan khác, để tránh việc nhầm lẫn trong nhận biết thời điểm ăn dặm của con, dẫn đến tình trạng chọn thời điểm ăn dặm chưa thực sự phù hợp hoặc quá sớm, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển, thậm chí có thể gây nên những tác hại cho trẻ nữa.

Những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm

Nhiều mẹ tỏ ra khá lo lắng khi bé nhẹ cân và muốn cho trẻ tập ăn bột, trái cây từ sớm để thúc đẩy cân nặng. Nhưng điều này không làm cho trẻ tăng cân, phát triển tốt, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.

Trẻ dưới 5 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn rất non yếu, chưa đủ sức để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ. Nếu cho bé ăn sớm có thể nguồn thức ăn này sẽ khiến trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hay béo phì. Ngoài ra, chức năng phản xạ nhai nuốt của trẻ vẫn chưa được phát triển hoàn thiện trong thời gian này nên rất dễ khiến trẻ dễ bị sặc, nghẹn. Nguy hiểm hơn là những vấn đề xảy ra khi ăn, con không thể tự xử lý được, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi thức ăn tràn vào.

Bên cạnh đó khi cho bé ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến việc trẻ biếng ăn sau này, vì khi đó bé chưa có nhu cầu tiếp nhận. Đến đúng độ tuổi ăn dặm bé sẽ cảm thấy sợ những món ăn đó và mắc chứng biếng ăn kéo dài. Đối với những trường hợp đó bố mẹ nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ ăn ngon miệng chiết xuất chứa Amomum fruit an toàn bền vững.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thời gian ăn dặm của trẻ, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc cho bé yêu nhà bạn luôn phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

 

CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY HEROKID GOLD CHÍNH HÃNG
ƯU ĐÃI
  • 1 Hộp :450.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn