(21/01/2021)
Tình trạng bé lười ăn, hay ngậm khiến cho mỗi bữa ăn trở thành cuộc chiến, nỗi ám ảnh cho cả mẹ và bé. Biếng ăn kéo dài có thể gây ra suy dinh dưỡng, đề kháng kém, bé dễ mắc bệnh và chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vậy, bé ăn hay ngậm phải làm sao?
Bé ăn hay ngậm
Bé ăn hay ngậm do đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn, hay ngậm mà bố mẹ không nên bỏ qua:
Bé ăn hay ngậm phải làm sao? Bố mẹ hãy tham khảo ngay những phương pháp giúp cải thiện tình trạng bé biếng ăn hay ngậm dưới đây:
Tránh xa tivi, ipad
Không cho con vừa ăn vừa xem
Vừa cho bé ăn vừa để bé xem tivi, ipad, điện thoại, máy tính,… không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, mà chính chúng còn tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày của bé. Khi mẹ vừa cho bé ăn vừa xem sẽ khiến bé xao nhãng, mất tập trung, quên mất việc ăn và mất cảm giác ngon miệng cho dù bữa ăn có hấp dẫn đến đâu. Đồng thời, điều này còn gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày non nớt của bé nữa đó.
Ăn đúng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ phù hợp với dạng thức ăn khác nhau. Những bé mới tập ăn dặm sẽ phù hợp với cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn. Còn những bé 2-3 tuổi thì sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc hơn. Cho nên, nếu vẫn cho bé ăn bột xay nhuyễn, hoặc các loại cháo hầm là mẹ đã vô tình khiến con lười nhai nuốt, và dần dần gây ra thói quen ngậm thức ăn.
Trình bày các món ăn hấp dẫn, bắt mắt
Trình bày các món ăn hấp dẫn, bắt mắt
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc và được trang trí bắt mắt. Cho nên, nếu muốn con ăn nhiều hơn, mẹ hãy thêm sắc vào những món ăn của con. Mẹ cũng nên sắp xếp món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé và giúp bé cảm thấy muốn ăn hơn.
Không ép con ăn
Không ép con ăn
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng là khác nhau. Vì thế, có thể trong giai đoạn này bé biếng ăn nhưng ở giai đoạn khác bé sẽ ăn được nhiều hơn. Do vậy, mẹ không nên thúc ép con, việc thúc ép sẽ khiến con sợ ăn, kén ăn và dẫn tới thường xuyên ngậm thức ăn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý là chất lượng bữa ăn sẽ quan trọng hơn là số lượng. Thay vì cho bé ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít, mẹ nên cho con ăn ít mà giá trị dinh dưỡng cao. Điều này sẽ giúp con vừa hấp thu được nhiều dinh dưỡng, vừa không bị đầy bụng, khó tiêu.
Không kéo dài thời gian ăn
Không nên kép dài thời gian ăn của bé, mẹ chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và ngăn ngừa tình trạng ngậm thức ăn. Sau 30 phút mà bé không ăn hết thì mẹ nên cất hết đồ ăn, dần dần con sẽ học cách ăn nhanh để no và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn ở con.
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện
Tình trạng bé ăn ngậm thường xuyên sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu để giúp bé phát triển. Cho nên, bố mẹ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hoá, bé ăn ngon hơn bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho con. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như: khúng khiếng, kế sữa, thảo quả,… có độ an toàn cao, cùng các vi chất thiết yếu: kẽm, lysine, vitamin B, vitamin D,… hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng bé biếng ăn hay ngậm.
Hy vọng qua bài viết này bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi “Bé ăn hay ngậm phải làm sao?” Chúc các bé yêu ăn ngon và luôn khỏe mạnh nhé!
CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ