(07/02/2018)
Kể từ lúc con chào đời, cha mẹ đã hào hứng chờ đợi lắng nghe những tiếng ê a của con. Những âm thanh đó là thứ âm nhạc ngọt ngào nhất với cha mẹ.
Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau
Sự mong đợi thường chuyển thành lo lắng khi họ phát hiện ra bọn trẻ cùng lứa tuổi với con mình bắt đầu nói, trong khi con mình vẫn chưa bi bô được tiếng nào.
Theo các bác sĩ nhi khoa, đa phần bọn trẻ bắt đầu nói chậm hơn các bạn sẽ bắt kịp tốc độ chung vào một vài năm sau đó. Điều quan trọng là, bạn cần hiểu rõ mốc thời gian liên quan đến khả năng ngôn ngữ của con.
Ngoài ra, đây là những lý do dẫn đến việc chậm nói của con.
1. Chậm phát triển nói chung
Khi con bạn đạt tất cả hoặc một số mốc phát triển chậm hơn các bạn cùng lứa, có thể con cũng chậm nói.
Thực tế đáng mừng nhất của tình trạng này là: bé chỉ chậm nói tạm thời. Khoảng một vài năm sau, trẻ sẽ tăng tốc và bắt kịp một cách hoàn hảo cả về việc phát âm cũng như vốn ngôn ngữ.
2. Chậm nói do bị tự kỷ
Chậm nói là một trong nhiều triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Do đó, nếu bạn đã nhận ra con bị chứng tự kỷ, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần và các giải pháp để hỗ trợ khi con bị chậm nói.
3. Kém phối hợp (chậm phát triển)
Đây là tình trạng trẻ không thể phát ra âm thanh có nghĩa.
Do đó, nếu bạn thấy con phát ra những âm thanh hoàn toàn vô nghĩa khi bé đã 18 tháng tuổi, hãy xem xét vấn đề nghiêm túc và nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
4. Trẻ ngại nói
Ở tình huống này, bạn sẽ thấy con rất năng động và thích giao tiếp.
Tuy nhiên, bé dường như cố gắng để tránh phải nói càng nhiều càng tốt và bù đắp sự ‘kiệm lời’ của mình bằng cách ra dấu hiệu.
Đây cũng là tình huống mà bạn cần đưa bé đi khám tại phòng khám nhi.
Trẻ có thể rất năng động nhưng lại thích dùng cử chỉ ra hiệu thay thế cho lời nói
5. Trẻ nghe nhiều ngôn ngữ
Những đứa trẻ nghe nhiều ngôn ngữ ngay tại nhà có thể dẫn đến tình trạng bị phân vân.
Đó là bởi bé phải tiếp cận với một lượng từ vựng nhiều hơn những đứa trẻ chỉ nghe một ngôn ngữ.
Điểm tích cực ở đây là những đứa trẻ ‘đa ngôn ngữ’ này chẳng cần có sự can thiệp về y học. Bé sẽ nhanh chóng bắt kịp các bạn cùng tuổi rất sớm!
6. Bị điếc sau khi đã bắt đầu tập nói
Một số trẻ bị mất thính giác sau khi bé bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên.
Dấu hiệu của tình trạng này là phát âm của bé sẽ hơi ngọng đi, khả năng ngôn ngữ phát triển chậm lại đáng kể.
Trong tình huống này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
7. Có vấn đề về biểu đạt
Trẻ vẫn có thể nghe, suy nghĩ, hiểu các câu nói của cha mẹ một cách rõ ràng. Chỉ số cảm xúc của bé cũng tốt, bé có thể làm tất cả những việc được yêu cầu như các bạn cùng tuổi.
Điều duy nhất bất thường là bé không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ những vấn đề cơ bản.
Đây có thể là hậu quả của một tổn thương (về thể chất hoặc tinh thần) mà bé đã trải qua. Trường hợp này cha mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
8. Năng lực trí tuệ thấp
Bạn có thể nhận thấy con mình hơi chậm hơn các bạn cùng tuổi.
Bé vẫn có thể bắt kịp các bạn, nếu như cha mẹ tin tưởng vào con mình, tạo điều kiện về không gian cũng như thời gian để bé có thể phát triển.
9. Bại não
Như chúng ta đều biết, bại não là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong việc kiểm soát co thắt của lưỡi, điều này sẽ cản trở sự phối hợp âm thanh của cơ thể.
Nếu bạn nghi ngờ rằng con của bạn mắc phải vấn đề này, đây có thể là nguyên nhân gây ra sự chậm chậm nói của con.
10. Cha mẹ không khuyến khích
Một nguyên nhân có thể gây chậm nói có thể là thực tế con quý vị không được khuyến khích nói chuyện.
Hãy đảm bảo rằng bạn dành nhiều thời gian với con mình và khuyến khích bé nói những lời đầu tiên. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những kết quả mà sự khích lệ mang lại cho cuộc sống của bé.
Theo số liệu của bệnh viện Nhi đồng 2 thì số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm tới 70% tổng số trẻ đến điều trị tại khoa này. Phải chăng, cuộc sống ngày càng hiện đại, các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc, vì thế, con cái cũng không được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và chậm nói cũng là một căn bệnh của thời hiện đại?
Thạc sỹ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên Đại học Hoa Sen TP.HCM cho biết: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Nếu trẻ chậm nói xuất phát từ nguyên nhân thực thể có liên quan đến tai mũi họng, thì các bác sĩ sẽ có những biện pháp cụ thể,có thể làm những tiểu phẫu nhỏ, hoặc đeo máy trợ thính để giúp bé học nói dễ dàng hơn. Con nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, thì chính ba mẹ sẽ là người giúp bé học nói nhanh nhất”.
Các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường của trẻ để xác định trẻ chậm nói hay không:
+ Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
+ Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” “ da da”.
+ Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.
+ Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
+ Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ.
+ Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
+ Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi.
+ Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ.
(Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)
PHƯƠNG PHƯƠNG | Gia đình mới
CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ