(30/06/2021)
Mẹ loay hoay không biết phải làm sao để tập cho trẻ bú bình. Những mẹo nhỏ trong bài viết dưới đây sẽ đồng hành cùng mẹ vượt qua giai đoạn này nhé!
Khi trẻ đã quen với sự mềm mại của bầu ti mẹ với vị sữa mẹ ngọt thơm, nóng ấm, khi mẹ muốn bé chuyển sang ti bình, lúc này nhiều trẻ không chịu hợp tác. Vậy phải làm sao tập cho trẻ bú bình? Mẹ hãy theo dõi những mẹo nhỏ dưới đây để có giải pháp khi trẻ không chịu bú bình nhé.
Khi đến cữ bú mẹ, trẻ bắt đầu có những biểu hiện như dụi dụi mặt vào bầu ti mẹ, khóc đòi ti… Lúc này, mẹ bình tĩnh không cho bé bú vội. Mẹ nên dỗ bé, đánh lạc hướng con qua môi trường bên ngoài hay đồ chơi một lúc, để con đói hẳn. Khi thấy con đói hẳn, mẹ nhẹ nhàng thử đặt núm ti bình lên miệng trẻ. Một cách tự nhiên bé sẽ ngậm và mút sữa núm ti như bú mẹ.
Nếu con nhanh chóng phát ra núm ti không giống bầu ti của mẹ và không chịu bú nữa, mẹ không nên ép con bú thêm. Hãy cho con thử và lặp lại vào cữ sau để con dần làm quen và thoải mái với núm ti nhé.
Khi bé đói, bé sẽ tập bú bình hiệu quả hơn.
Nhiều trẻ từ chối bú bình do bé không thích vị sữa bột, vậy nên mẹ có thể vắt sữa ra để tập cho trẻ bú bình hiệu quả hơn. Nếu mẹ có lượng sữa nhiều, mẹ có thể vắt sữa và trữ vào tủ đông. Như vậy bé vẫn có sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất khi mẹ đi làm hay có việc phải đi ra ngoài. Đây là cách tập cho trẻ nhỏ bú bình vô cùng hiệu quả mà đơn giản mà mẹ nên áp dụng.
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, mẹ có thể pha sữa mẹ với sữa bột để hương vị sữa trẻ cảm nhận không quá khác biệt và dần quen bú bình hơn.
Khi bé bú mẹ bé được thưởng thức trực tiếp dòng sữa nóng ấm từ cơ thể mẹ sản xuất ra. Vậy nên khi cho trẻ tập bú bình kể cả là sữa mẹ vắt ra hay sữa công thức pha, mẹ nên hâm nóng bình sữa để bé thích bú bình hơn.
Lưu ý, không hâm bình sữa bằng lò vi sóng tránh gây bỏng hoặc sữa nóng không đều các mẹ nhé. Lý tưởng nhất là bình sữa được hâm trông các máy chuyên dụng hoặc trong cốc nước khoảng 40 độ các mẹ nhé.
Trước khi cho trẻ tập ti bình, mẹ nên để trẻ chơi đùa với núm ti giả, bình sữa… để bé làm quen với hình dạng và cảm nhận về núm ti. Bé sẽ tự nhiên cầm, nắm, ngậm ti bình như một cách chơi, cách khám phá của riêng bé.
Nếu mẹ bế bé và tập cho trẻ bú bình sẽ gặp khó khăn hơn do bé đang rất gần gũi với bầu ti mềm mại của mẹ. Bé sẽ chỉ thích dụi vào ngực mẹ tìm ti mà không đoái hoài tới bình sữa. Vậy nên hãy nhờ các thành viên khác trong gia đinh như bố, ông bà giúp bé tập ti bình.
Bố giúp bé tập bú bình thật thoải mái.
Nhiều mẹ lo lắng việc để kéo dài thời gian tập cho trẻ bú bình càng lâu thì bé càng khó tập. Tuy nhiên nếu tập sớm trước khi trẻ đủ 6 tuần tuổi dễ khiến bé bỏ ti mẹ. Việc này gây cho mẹ bị mất sữa hoặc con nhỏ ngậm ti với cách ngậm không đúng khiến mẹ đau rát đầu ti.
Thời điểm lý tưởng cho trẻ tập bú bình là khi con đã thuần thục với ti mẹ ( ít nhất là sau 6 tuần tuổi), mẹ tập cho bé để có thể linh hoạt thay đổi cho trẻ bú bình và bú mẹ.
Mẹ không nên vì thấy con khóc đòi ti mẹ, mà dễ dàng mủi lòng cho con bú mẹ. Nếu đã quyết định cho trẻ tập bú bình, mẹ nên có thái độ rõ ràng và tỏ ra ” thờ ơ” khi trẻ đòi bú. Như vậy, con mới thích nghi với việc tập bú bình hơn.
Khi trẻ mới thức dậy vẫn còn mơ ngủ, thường trẻ sẽ hay tìm ti mẹ để được mẹ ôm hoặc ngậm ti mẹ. Nhưng lúc này, thay vì mẹ ở bên cạnh, hãy nhờ người thân giúp thử cho nùm bình sữa gần miệng trẻ. Theo phản xạ, bé sẽ bú, mút ngon lành. Dần dần bé sẽ quen với bú bình ngay cả khi đang thức.
Tùy theo sở thích của con, mẹ quan sát và nên thay đổi kịp thời núm ti cho bé tập bú bình. Mẹ ưu tiên chọn những loại núm vú mềm mại, lỗ thoát nhỏ, để dòng sữa chảy đều và chậm, không làm bé bị ngợp hay sặc do sữa xuống quá nhanh.
Mẹ không nên tạo áp lực cho con, hãy giúp con làm quen với bú bình thật từ từ và tự nhiên. Tâm lý của mẹ và không gian xung quanh tác động lớn đến trẻ. Mẹ có thể bật nhặc du dương hoặc bế con đung đưa, con vừa được thư giãn bên mẹ, vừa tập bú bình.
Những mẹo nhỏ trên đây, hy vọng rằng giúp ích thật nhiều cho mẹ trong quá trình tập bú bình cho bé. Với những bé trên 1 tuổi, nếu bé biếng bú kéo dài, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, tăng đề kháng.
Bé trên 1 tuổi, mẹ có thể bố sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bé.
Trên thị trường có rất nhiều lựa chọn về sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thảo mộc, tự nhiên có độ an toàn và lành tính cao. Mẹ nên đọc kĩ thành phần những sản phẩm hỗ trợ để con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giúp con phát triển tối ưu.
Chúc mẹ và các con yêu luôn vui khỏe!
CON BẠN CHẬM LỚN, CÒI XƯƠNG, THIẾU VITAMIN D, CẦN TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, SỨC ĐỀ KHÁNG?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Herokid Gold, nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc, với sự kết hợp từ Vitamin C, kẽm, Hồng sâm, Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3, Kế sữa, Hovenia Dulcis có công dụng:
– Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D. Trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
– Giúp bổ sung Vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 2142/2020/XNQC-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ